LAUDATO SÍ của ĐTC PHANXICÔ linh hứng cho Đại Hội Caritas

Megan Gilbert

Hơn 400 đại biểu từ 146 tổ chức Caritas các nước đã tụ họp nhau ở Rôma cho Đại hội Caritas lần thứ 21, một sự kiện được dành cho các đại biểu tụ họp nhau trong tình liên đới và để đưa ra những đướng hướng mới cho việc phục vụ những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Chủ đề của Đại hội là “Một Gia Đình, Một Ngôi Nhà Chung,” được ĐTC Phanxicô mời gọi trong Laudato Si để nghe được “tiếng kêu cứu của trái đất và tiếng kêu cứu của người nghèo.”

Vào giờ khai mạc Đại hội, ĐHY Luis Antonio Tagle, Chủ tịch Caritas Quốc tế, đã bắt đầu bằng lời cầu nguyện. “Lạy Chúa yêu thương, là Chúa của tình yêu, ngày hôm nay, Ngài đã qui tụ chúng con thành một gia đình, một cộng đoàn. Chúng con là một cộng đoàn mang danh Ngài. Ngài là tình yêu. Chúng con là Caritas.”

Trong quá trình diễn ra Đại hội bốn ngày, các đại biểu sẽ xem xét những chiến lược mới để cung cấp cho việc chăm sóc cứu lấy sự sống trên thế giới đồng thời cũng chăm sóc cho môi trường. Những chiến lược đó bao gồm làm cho tiếng nói của người nghèo được vang lên, thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện, và xây dựng một sự liên kết Caritas mạnh hơn.

Một cách để làm cho Caritas mạnh hơn là để cho nhiều phụ nữ và giới trẻ tham gia vào tiến trình đưa ra quyết định trong Caritas.  Rebecca Rathbone, điều phối viên các Chương trình Giới trẻ đã khuyến khích các đại biểu không nên nghĩ giới trẻ là dành cho tương lai.

“Giới trẻ là ngay lúc này,” Rathbone phát biểu. “Giới trẻ là hiện tại. Chúng tôi ở giữa các bạn ngay lúc này và chúng tôi có những ý kiến vĩ đại cho ngay bây giờ và chúng tôi có những ý tưởng và kiến thức quan trọng để chia sẻ ngay lúc này, và chúng tôi có rất nhiều năng lượng và nhiệt huyết ngay bây giờ.”

Đại hội diễn ra trong thời điểm chiến dịch Chia Sẻ Hành Trình của ĐTC Phanxicô, một chiến dịch khuyến khích các tín hữu Công giáo trên thế giới gặp gỡ những người di dân và tị nạn và tranh đấu cho họ. Trước khi bắt đầu Đại hội chính thức, các thành viên Caritas đến Quảng trường thánh Phêrô để hoàn thành bức tranh cắt dán từ những khuôn mặt của những người di dân và tị nạn trong quá khứ, hiện tại, các vị lãnh đạo và các CEO của những công ty lớn nhất, các nhân viên Caritas khắp nơi trên thế giới và những người tham gia trong hành trình di dân.

Hai vị đến từ mỗi Caritas đã nói về một người di dân khi họ đặt bức ảnh lên tấm ảnh ghép. Một trong những bức ảnh đó là Behrouz Boochani, là một nhà văn và nhà báo người Iran gốc Kurd đã bị giam giữ sáu năm trên đảo Manus ở Papua New Guinea. Đầu năm nay, ông đã dành được một trong những giả thưởng văn học danh giá của Úc về một cuốn hồi ký mà ông đã viết trên điện thoại di động của mình khi bị giam giữ.

“Văn học có sức mạnh để đem lại cho chúng ta tự do,” Behrouz đã viết tại trung tâm giam giữ. “Tôi thực sự tin rằng lời lẽ có sức mạnh hơn những song sắt của nơi này, trong nhà tù này.” ĐTC Phanxicô đã có những lời mạnh mẽ trong bài giảng của ngài ở thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, sau đó là Chia Sẻ Hành Trình. Ngài đã cảnh báo chống lại “cám dỗ về siêu hiệu năng khi nghĩ rằng Giáo hội vẫn ổn nếu Giáo hội kiểm soát được mọi thứ.” Thay vào đó, ĐTC Phanxicô nói rằng hãy dùng Tin mừng như “hoạch định của cuộc sống.”
Chương trình đó dạy chúng ta rằng các câu hỏi không được đưa ra với công thức có sẵn và đức tin không phải là lịch trình nhưng là một ‘con đường,’ mà không sợ những cú đẩy của cuộc sống,” ĐTC Phanxicô đã phát biểu.

ĐTC đã kết bằng cách thúc giục mọi người gần gũi với Bí Tích Thánh Thể và người nghèo.
“Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta rằng chúng ta được kết hợp trong Ngài không phải bằng tư tưởng, thể hiện bằng sự kiêu căng trong kiểm soát và điều hành. Ngài kêu gọi chúng ta tin tưởng người khác và trao ban chính mình cho người khác.”

Chuyển ngữ: BTT- Caritas Việt Nam
(Nguồn: Caritas Quốc tế)