Tản mạn Mảnh đời

Ông bà H sinh sống tại xóm 1, xã  Như Hòa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ông bà sống hạnh phúc bên nhau và đã sinh ra 12 người con. Cuộc sống ở nông thôn nghèo khổ, chân lấm tay bùn, lam lũ vất vả. Suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời trồng cấy mà không đủ cơm ăn, áo mặc. Sáng sớm đã lẽo đẽo bên con trâu hôi hám đi ra đồng.  Con cái nheo nhóc khổ sở, ăn không đủ no.  Không có đủ quần áo mặc. Chân phải đi chân đất vì không có tiền mua dép.  Không được cắp sách đến trường như các bạn bè khác. Cái nghèo cứ luẩn quẩn. Vì cuộc sống quá nghèo, nên con cái của họ phải đi làm lam lũ từ khi còn đang tuổi học trò. Công việc nhẹ nhàng thì họ không đủ khả năng  làm. Họ phải lăn lộn để làm công việc tay chân khổ cực: đào đất, đắp đê, vào rừng lấy sắn khoai về ăn qua ngày. Phải vào rừng sâu để xẻ cưa, xẻ gỗ, đào vàng nơi rừng  thiêng nước độc. Gian nan trong cuộc sống năm chìm bảy nổi chín cái lênh đênh. Và rồi, những cơn sốt rét rừng hành hạ các họ. Những người thuê các họ đi làm đã nhẫn tâm dùng thuốc quốc cấm để trích khi họ bị ốm đau. Bệnh thì dứt nhưng  trớ trêu thay họ đã dần dần không trích là bệnh lại tái phát. Và họ  đã trở thành con nghiện lúc nào không hay. Khi đi làm có tiền họ lại phải dành tiền để cho việc chích hút. Đau khổ thay. Tiền làm ra không đủ để cho họ sử dụng những liều thuốc cho mình. Cuộc sống bắt đầu đen tối vì mặc cảm mình đã trở thành con nghiện. Chẳng giúp gì được cho gia đình mà con làm tổn thương. Họ đã liều mình ăn trộm, ăn cắp. Trước là lấy của bố mẹ, vợ con. Lấy hết của nhà rồi đi ăn trộm của hàng xóm. Trước tình cảnh đó gia đình tan nát vì không chấp nhận được những hành vi bất chính của các em. Những cuộc cãi vã nảy lửa giữa những người thân trong gia đình làm cha mẹ vợ con rầu rĩ. Mọi người sống trong cảnh mất bình an vì phải coi trộm chính là người trong nhà. Thật đau lòng cho những bậc  làm cha làm mẹ. Sinh con ra thì vui mừng vì là kết quả của tình yêu. Mong con lớn khôn thành người. Nhưng ai học được chữ ngờ. Cái nghèo đã giết chết nhân phẩm của con cái họ. Đã làm cho chúng trở thành những mối lo âu cho gia đình và xã hội. Đến độ đã có nhưng cha mẹ thốt lên: “thà tôi đừng sinh ra nó thì hơn”. Thật quá bi đát.

Đứng trước những bi thương đó,  trong năm vừa qua, cha giám đốc và các nhân viên Caritas giáo phận đã đáp lại mời gọi của Chúa. Đến sẻ chia  với 100 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Vì Chúa phán: “Tôi  không đến để  kêu gọi những người công chính mà để kêu người  tội lỗi sám hối ăn năn” (Lc 5, 32). Ơn gọi nên thánh là lời mời gọi của Chúa dành cho mọi người: “Anh em hãy nên trọn lành như Cha anh em trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5,48). Đức Thánh cha Phanxicô đã nói: “Không một vị thánh nhân nào không có một quá khứ. Không có tội nhân nào không có một tương lai”. Với tình yêu thương các nhân viên Caritas đã thường xuyên lui tới thăm hỏi động viên và lắng nghe những lời tâm sự của từng người trong gia đình họ. Với sự tác động của Chúa. Ơn Chúa đổ xuống trên họ. Họ đã bớt mặc cảm hơn, đã tìm những công việc chân chính để lao động và tìm kế sinh nhai như: chăn nuôi, đi làm thợ phụ hồ, đan nát thủ công nghệ.  Đời sống họ vui dần lên. Hàng quí, nhân viên chuyên trách HIV đến gặp gỡ họp từng nhóm để lắng nghe và thấu cảm hoàn cảnh của từng gia đình anh chị em, cùng đồng cảm với họ để cầu nguyện,  nâng đỡ tinh thần cho họ. Và đề xuất với cha giám đốc Caritas trợ giúp thuốc bổ xương, bổ gan cho các anh chị em. Giúp học bổng cho 50  em có hoàn cảnh khó khăn.

Với tình yêu thương của Thiên Chúa đã tuôn đổ xuống. Gia đình các anh chị em có H đã bình an hơn khi đến với Chúa qua các Bí tích, Thánh Lễ và Lời Chúa trong kinh nguyện hàng ngày. Các anh chị em đã tìm lại được trân giá trị của cuộc sống. Làm chủ được bản thân. Vươn lên để lấy lại nhân cách cho mình để được phục hồi nhân phẩm. Hòa nhập với cộng đồng. Siêng năng làm việc chính đáng để đem lại cuộc sống ấm no và lành mạnh. Làm cho xã hội được phát triển. Giáo hội được bình an. Gia đình được hạnh phúc.

CTV Caritas.